Chu kỳ tăng trưởng Sự phát triển lông của người

Chu trình phát triển của nang lôngỞ mỗi người, tóc mọc ở tốc độ và độ dài khác nhau. Thành phần của nó gây ra màu sắc và kết cấu khác nhau, ảnh hưởng đến độ dài của sợi tóc.Marianne Ernst, một "người mẫu tóc dài" người Đức.

Ba giai đoạn tăng trưởng của lông là giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn dừng tăng trưởnggiai đoạn thoái hóa. Mỗi sợi lông trên cơ thể con người nằm ở một giai đoạn phát triển riêng biệt. Khi hoàn tất, chu trình lặp lại, hình thành một sợi lông mới. Tốc độ tăng trưởng của lông khác nhau giữa người này và người khác, phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác, khuynh hướng di truyền và vô số yếu tố môi trường. Tốc độ tăng trưởng lông của người trung bình nằm vào khoảng 1,25   centimet (0,5 inch) mỗi tháng, hoặc khoảng 15 cm (6 inch) mỗi năm.

Giai đoạn tăng trưởng

Giai đoạn tăng trưởng (Anagen phase) là giai đoạn lông mọc với tốc độ khoảng 1 cm mỗi tháng.[3] Nơi bắt đầu là ở trong nang lông, có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm.[4][5] Khoảng thời gian lông trong giai đoạn tăng trưởng này do yếu tố di truyền chi phối. Thời gian lông càng ở trong giai đoạn tăng trưởng càng lâu, lông sẽ càng dài. Trong giai đoạn này, các tế bào lân cận cạnh nang lông, trong một lớp mầm, phân chia để tạo ra các sợi lông mới.[6] Nang sẽ tự chôn vào chân bì da để nuôi dưỡng sợi. Yại bất kỳ thời điểm nào, khoảng 85% - 90% tóc (ở đầu) của một người là đang ở giai đoạn tăng trưởng.

Giai đoạn dừng tăng trưởng

Giai đoạn dừng tăng trưởng (catagen phase), còn được gọi là giai đoạn chuyển tiếp, là giai đoạn nang trứng tân tạo chính nó. Trong thời gian khoảng hai tuần này, nang lông co lại do nang lông tách ra "nghỉ ngơi". Hậu quả là sợi lông bị cắt đứt khỏi nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng. Tín hiệu được cơ thể gửi (ảnh hưởng chọn lọc 1% tất cả lông tồn tại cơ thể của một người) xác định khi nào giai đoạn tăng trưởng kết thúc, khởi đầu giai đoạn dừng tăng trưởng. Dấu hiệu đầu tiên của dừng tăng trưởng là việc ngừng sản xuất melanin trong hành lông và kích hoạt quá trình tự hủy của tế bào hắc tố (melanocyte).[7] Cuối cùng, nang lông dài bằng 1/6 độ dài ban đầu, khiến thân lông bị đẩy lên cao. Như vậy, mặc dù lông không phát triển trong giai đoạn này, nhưng chiều dài của các sợi tận cùng tăng lên, nguyên nhân là do nang lông đẩy chúng lên.

Giai đoạn thoái hóa

Trong giai đoạn thoái hóa (telogen phase, còn gọi là giai đoạn rụng), nang lông không hoạt động trong thời gian từ một đến bốn tháng. Tại bất kỳ thời điểm nào, 10% đến 15% tóc (trên đầu) của một người đang trong giai đoạn tăng trưởng này. Các tế bào biểu bì lót kênh nang lông tiếp tục phát triển như bình thường và tích tụ quanh chân lông, tạm thời neo lông tại chỗ và bảo quản lông.

Tại một số thời điểm, nang lông sẽ bắt đầu phát triển trở lại, làm mềm điểm neo thân lông ban đầu. Lông thoát ra khỏi chân lông và rụng. Trong vòng hai tuần, thân lông mới sẽ bắt đầu xuất hiện sau khi giai đoạn thoái hóa hoàn tất. Quá trình rụng lông thông thường được gọi là rụng lông sinh lý.